Mỗi năm tính lãi bao nhiêu ngày?
Có tổ chức tín dụng thực hiện tính,
thu/trả lãi trên số ngày thực tế theo lịch (365 ngày hoặc 366 ngày), nhưng khi
quy đổi lãi năm thỏa thuận trên hợp đồng về lãi suất ngày thì tính trên số ngày
quy ước là 360 ngày. Điều này gây ra tranh cãi vì mỗi đơn vị tài chính có cách tính lãi khác
nhau và không có 1 văn bản pháp luật nào thống nhất về điều này.
Theo đó, để tuân thủ quy định tại Luật
Dân sự và phù hợp với ngày thực tế theo lịch, Ngân hàng Nhà nước đang dự thảo
quy định: “Thời gian sử dụng để quy đổi mức lãi suất theo tỷ lệ %/tháng, %/tuần
sang mức lãi suất theo tỷ lệ %/ngày; quy đổi mức lãi suất theo tỷ lệ %/ngày
sang mức lãi suất theo tỷ lệ %/năm (lãi suất năm) và ngược lại được tính theo
quy định tại tiết a, tiết c, tiết đ khoản 1 điều 146 Luật dân sự”; và quy định
công thức tính lãi có số ngày cơ sở để tính tiền lãi theo lãi suất %/năm là 365
ngày
Hiện
nay, để xây dựng lại cơ chế tổ chức hoạt động tính lãi thống nhất, có lợi cho
cả đôi bên, ngân hàng Nhà nước xây dựng xem xét xây dựng lại quy định về cách
tính lãi trong hoạt động nhận tiền gửi, cấp tín dụng giữa cán bộ tín dụng với
khách hàng, do phát sinh bất cập.
Sau một thời gian, Ngâm Hàng Nhà Nước đưa ra cuối cùng cách tính lãi như
sau áp dụng cho tất cả các ngân hàng:
Tại điều
9 Quyết định 652 quy định cứng thời gian chuẩn để tính lãi theo năm được quy ước
là “một năm có 360 ngày”. Còn điểm a khoản 1 điều 146 Luật Dân sự năm 2015 quy
định về thời hạn, thời điểm tính thời hạn “một năm là 365 ngày”; và ngày thực tế
theo lịch thì trong một năm là 365 ngày hoặc 366 ngày (đối với năm nhuận).Như vậy, với thông tư vừa ban hành, số ngày của năm để tính lãi được chốt lại là 365 ngày.
http://taichinhhana.com/
0 comments:
Post a Comment